Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2014, cơ hội và thách thức năm 2015
Năm 2014 đánh dấu năm đầu tiên Việt Nam – Hoa Kỳ triển khai thỏa thuận đối tác toàn diện (7/2013) trên nhiều mặt, trong đó có lĩnh vực thương mại, đầu tư với nhiều kết quả đáng khích lệ cho cả hai bên.

 


Hoa Kỳ đang trở lại là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới của Việt Nam.

 

Nếu như năm 2013 sau 06 năm liên tục là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới của Việt Nam từ năm 2007 – 2012,  Hoa Kỳ bị đẩy xuống thứ hai sau Liên minh châu Âu (EU), thì kết quả 11 tháng đầu năm 2014 cho thấy Hoa Kỳ đã trở lại ngôi đầu bảng và trở thành đối tác thương mại đứng thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. 

 

Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2014 dự kiến đạt khoảng 34 tỷ USD tăng khoảng hơn 23% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 28 tỷ USD, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Hoa Kỳ đạt khoảng 6 tỷ USD tăng khoảng 13%. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh như Hàng dệt may dự kiến tăng 16%; giày dép tăng 24%; gỗ và sản  phẩm gỗ tăng 15%. 

 

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Hoa Kỳ luôn duy trì mức thặng dư lớn. Cụ thể trong năm 2010, mức thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ đã vượt mức 10 tỷ USD. Năm 2013, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cao gấp 4,5 lần so với nhập khẩu, năm 2014, thặng dư thương mại dự kiến đạt khoảng 22 tỷ USD. 

 

Động thái vui mừng cho doanh nghiệp Việt Nam khi tháng 8/2014, Hoa Kỳ đã đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu thêm 02 loại nông sản (vải thiều, nhãn) vào Hoa Kỳ, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam gia tăng lợi ích từ xuất khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ thời gian tới.

 


(Ảnh: Vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang; Nguồn: baobacgiang.vietsoftgroup.com)

 

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, hiện Việt Nam có 2.396 doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong đó doanh nghiệp phía Nam chiếm 1922 doanh nghiệp, tập trung tại Tp. Hồ Chí Minh (có 1064 DN), Bình Dương (có 428 DN), Đồng Nai (có 168 DN).

 

Đối với nhập khẩu, các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2014 bao gồm: máy móc thiết bị & phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc & nguyên liệu, đậu tương.... Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác thương mại xếp thứ 23 về xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ và xếp thứ 40 về nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.

 

Hiện nay, cả Việt Nam – Hoa Kỳ đang tích cực hợp tác để đưa thỏa thuận đối tác toàn diện vào thực chất, Hoa Kỳ cũng mong muốn cùng Việt Nam đi đến kết thúc đàm phán hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như tiếp tục đẩy mạnh chính sách hợp tác liên kết kinh tế song phương và đa phương với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam ngày một tăng…

 

Trong  năm 2014, số dự án nhà đầu tư Hoa Kỳ dự kiến được cấp mới đạt 29 dự án, vốn cấp mới đạt 59,9 triệu USD. Như vậy, tính đến ngày 20/11/2014, có 711 dự án của các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại Việt Nam còn hiệu lực với số vốn 10,756,260000 USD,  đứng thứ 7/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Số liệu trên chưa tính đến các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam qua các công ty con tại nước thứ ba 3 như tại Singapore, Hồng Kông... Do đó, thực tế Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam lớn hơn nhiều so với số liệu thực tế.

 


(Ảnh: Tập đoàn Intel, Mỹ đầu tư tại Việt Nam, nguồn: Vietbao.vn)

 

Theo lĩnh vực đầu tư: FDI Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ với trên 259 dự án chiếm 45,4% về số dự án với tổng số vốn đầu tư gần 10,5 tỷ USD chiếm 79,5% tổng vốn đầu tư. Riêng lĩnh vực lưu trú – ăn uống mặc dù chỉ chiếm 2,45% về số dự án nhưng chiếm tới 44,95% tổng vốn đăng ký, do có nhiều dự án lớn như Good Choice USA cam kết đầu tư gần 1,3 tỷ USD, tập đoàn Winvest Investment LLC đầu tư 300 triệu USD, Rockingham Asset với dự án 112 triệu USD... Lĩnh vực bất động sản chiếm 1,93% dự án nhưng chiếm tới 28,13% vốn đầu tư. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 254 dự án chiếm 60% và tổng vốn đầu tư là 1,24 tỷ USD chiếm 30%, số còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

 

Theo địa bàn đầu tư: Trừ lĩnh vực dầu khí, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đầu tư tại 37/63 tỉnh của Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các tỉnh thuộc trọng điểm kinh tế phía Nam Việt Nam và một số tỉnh phía Bắc, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của Việt Nam như Bà Rịa -Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng.

 

Theo hình thức đầu tư: Đa số các nhà đầu tư Hoa Kỳ lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 79,68% về số dự án và 79,13% về vốn đăng ký khi đầu tư vào Việt Nam. Hình thức liên doanh chiếm 15,94% về số dự án và 19,38% về vốn đăng ký. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí có 12 dự án với tổng vốn đầu tư 77,536 triệu USD. 

 

FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam năm 2014 đã tiếp tục góp phần bổ sung vốn đầu tư cho Việt Nam phát triển kinh tế, mở rộng xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh cả về sản phẩm và thị trường, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển giao công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực. Hơn nữa, FDI Hoa Kỳ còn đóng góp tích cực và hiệu quả vào các hoạt động cộng đồng, giáo dục, văn hóa, xã hội của Việt Nam

 

Thông qua hoạt động thu hút FDI Hoa Kỳ, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được tăng cường. Hoạt động thu hút FDI Hoa Kỳ dẫn đến hoạt động ngoại giao giữa hai nước nhộn nhịp hơn, nhiều đoàn các cấp chính quyền, doanh nghiệp hai nước thăm viếng lẫn nhau để trao đổi và tìm hiểu cơ hội đầu tư; nhiều hợp đồng, cam kết, hiệp định đã ra đời góp phần tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước, tạo tiền đề cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước và tổ chức khác trên thế giới, đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế.

 

Vẫn còn một số tồn tại trong quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2014.

 

Mặc dù có một số động thái giảm bớt căng thẳng trong tranh chấp thương mại như: công nhận Việt Nam không bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh và áp thuế xuất 0% đối với toàn bộ doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tháng 3/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tiếp tục giảm thuế chống bán phá giá cho 33 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam sang Hoa Kỳ... Tuy nhiên việc xử lý một số vấn đề tồn tại trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chưa có bước tiến triển lớn, tiêu biểu như tranh chấp thương mại vẫn diễn biến phức tạp, Hoa Kỳ tăng cường thực thi các chương trình, chính sách bảo hộ thương mại do sự vận động của các nghiệp đoàn, doanh nghiệp tại Mỹ, cụ thể DOC và cơ quan thương mại quốc tế (ITA) khởi xướng và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp giá đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam (cá tra, basa, ống thép dẫn dầu, tôm nước ấm đông lạnh...); Thêm vào đó, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Luật Nông trại 2014 trong đó có chương trình giám sát cá da trơn nhập khẩu của Việt Nam.

 

Đáng chú ý, Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường (MES) và chưa trao ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) cho Việt Nam.  Do chưa công nhận Việt Nam có MES nên Hoa Kỳ sử dụng nước thứ 3 (có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam như Bangladesh, Indonesia…)  làm căn cứ xác định chi phí, để áp đặt mức thuế chống bán phá giá và trợ cấp trong các vụ kiện Việt Nam. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại nước thứ 3 khác Việt Nam, chi phí sản xuất thường cao hơn, nên Hoa Kỳ kết luận Việt Nam trợ cấp và bán phá giá, đồng thời áp đặt mức thuế chống trợ cấp và bán phá giá khá cao, không phản ánh đúng thực tế, gây thiệt hại kinh tế lớn cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Mặt khác, việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có MES khiến quá trình Việt Nam vận động các nước WTO khác công nhận có MES cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ là đối tác chính cung cấp nguyên liệu đầu vào cho một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có nhiều sản phẩm đang bị các nước chưa công nhận Việt Nam có MES cáo buộc, kiện trợ cấp và bán phá giá, làm giảm khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam.

 

Đối với quan hệ đầu tư, mặc dù FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng mạnh, nhưng giá trị còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Việt Nam chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ lớn, có vai trò ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế Việt Nam; chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ cao từ Hoa Kỳ, nên chưa tạo được sự lan tỏa mạnh đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và ra thế giới; chưa thu hút được nhân lực, công nghệ nguồn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam cũng như gắn chặt lợi ích của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

 

Cơ cấu đầu tư và phân bổ đầu tư chưa hợp lý về cả lĩnh vực đầu tư và khu vực đầu tư. Hầu hết các dự án vốn lớn đều vào lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, không phải lĩnh vực liên quan đến khoa học – công nghệ, cơ khí, tài chính... Do đó, làm mất cân đối trong lĩnh vực đầu tư. Thêm vào đó, nhà đầu tư Hoa Kỳ chủ yếu đầu tư vào một số tỉnh có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, chưa đầu tư đồng đều ở các tỉnh làm mất cân đối việc phân bổ đầu tư cho sự cân bằng điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền của Việt Nam

 

Cơ hội, thách thức năm 2015.

 

Năm 2015 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, đặc biệt là kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hóa quan hệ, thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đang tích cực triển khai thỏa thuận đối tác toàn diện, đặc biệt nội dung kinh tế, thương mại trong đó có việc tiến tới kết thúc đàm phán hiệp định TPP, điều này mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho quan hệ kinh tế giữa hai nước.

 

Một mặt, cơ hội hai nước có được từ sự ổn định và phát triển tốt đẹp trong quan hệ nhiều mặt những năm trước đó là động lực cho quan hệ thương mại, đầu tư năm 2015. Đồng thời, những hiệp định song phương, đa phương về kinh tế giữa hai nước đang tiếp tục phát huy tác dụng nhất là trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ, Việt Nam và thế giới dần đi vào ổn định, hai bên đều nhìn thấy lợi ích kinh tế mang lại từ việc tăng cường quan hệ lẫn nhau, cũng như từ đó củng cố, phát triển các mối quan hệ khác. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều có cơ hội gia tăng khả năng thâm nhập thị trường lẫn nhau, Việt Nam thấy được ở Hoa Kỳ một thị trường xuất khẩu hấp dẫn, Hoa Kỳ không chỉ mong muốn Việt Nam là thị trường xuất khẩu và đầu tư của Mỹ, mà còn thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường rộng mở khu vực Đông Nam Á, nhất là trong bối cảnh TPP được ký kết. Do đó, năm 2015 cùng với các hoạt động sôi nổi kỷ niệm 20 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là những hoạt động thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đi vào thực chất, chiều sâu.

 

Mặt khác, những tồn tại trong quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục là thách thức lớn, nhất là các rào cản thương mại của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nước ngoài, trong đó có hàng hóa của Việt Nam. Việc Việt Nam chưa được công nhận có MES cũng ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình Việt Nam tham gia TPP sau khi được ký kết, cũng như gia tăng lợi ích với Hoa Kỳ. 

 

Với những cơ hội dường như lớn hơn thách thức đang thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ ngày một phát triển trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á (16-05-2024)
    Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn (14-05-2024)
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)

Các bài viết cũ:
    3 yếu tố tạo nên sức mạnh quân sự Việt Nam (20-12-2014)
    Người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử Thị trưởng Garden Grove (20-11-2014)
    Ấn Độ muốn "chạy đua" với Mỹ đến Việt Nam (14-11-2014)
    Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực phòng thủ trên biển (13-11-2014)
    Mỹ sửa đổi quy định về xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam (12-11-2014)
    Việt Nam sẽ thêm 2 tàu hộ tống tên lửa (07-11-2014)
    Vì sao "Chiến lược chống xâm nhập" của Việt Nam chưa hiệu quả? (02-11-2014)
    Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra và vũ khí cho Việt Nam (27-10-2014)
    Đảng viên CNRP Campuchia nhờ Mỹ giúp chiếm đảo Phú Quốc, Việt Nam?! (22-10-2014)
    Thủ tướng và vấn đề cải cách hiện nay? (19-10-2014)
    Thủ tướng: Mỹ nên dỡ lệnh cấm bán vũ khí sớm hơn (17-10-2014)
    Dòng lịch sử cũng như dòng đời là tiến tới phía trước (04-10-2014)
    Việt Nam được lợi gì khi Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí? (03-10-2014)
    Cuba khâm phục những thành tựu đổi mới to lớn của Việt Nam (11-09-2014)
    Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam thế nào? (29-08-2014)
    Tuyên bố chung Việt Nam - EU (26-08-2014)
    Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đến Đà Nẵng (15-08-2014)
    Lợi ích của Việt Nam khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương (13-08-2014)
    Thượng viện Mỹ phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân dân sự với VN (23-07-2014)
    Nhật Bản nổi giận vì bản đồ trên báo Trung Quốc (09-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153109996.